Quy trình thông thường của một số người
Nhiều người khi triển khai bất kỳ một chiến dịch quảng cáo nào sẽ làm nó với quy trình rất là cảm tính.
Thông thường quy trình sẽ như sau:
Nghĩ đại ra 1 vài mẫu content theo cảm tính (hoặc chỉ làm duy nhất 1 nội dung) —> Lên chiến dịch (test quảng cáo) –> Thấy bài nào ổn ổn thì tăng ngân sách để scale
Đây là 1 quy trình rất hay gặp của bất kỳ nhà quảng cáo nào. Mình không nói nó đúng hay nó sai, tuy nhiên quy trình này nó thực sự chưa tối ưu.
Có thể với quy trình này chúng ta vẫn chạy quảng cáo hiệu quả, bán được hàng và có lãi. Tuy nhiên trường hợp đó là do bạn đã win từ khâu sản phẩm, hoặc nội dung bạn quảng cáo vô tình hiệu quả dựa vào may mắn.
Nhưng điểm mấu chốt khi ta sử dụng quy trình này là khó có thể scale rộng ra nhiều content win khác dựa trên những gì chúng ta đã testing.
Tất nhiên là nếu nó phù hợp đối với bạn thì chúng ta vẫn hãy dùng nó bình thường.
Vậy còn quy trình chuẩn hơn nó sẽ như thế nào?
Quy trình chuẩn triển khai quảng cáo
Bản chất của quảng cáo là chúng ta đang đi giải quyết câu chuyện marketing, bán hàng. Do đó quy trình triển khai của chúng ta cũng phải bám sát vào bài toán kinh doanh. Dưới đây là các bước cụ thể để triển khai:
Bước 1: Research (Nghiên cứu)
- Xác định được chân dung khách hàng của mình. Trả lời được câu hỏi “khách hàng của mình là ai?”
- Phân tích, hiểu rõ về sản phẩm/ dịch vụ của mình để lên kế hoạch phù hợp
- Hiểu rõ về thị trường, mức độ cạnh tranh, nhu cầu, đối thủ,…
Bước 2: Planning (Lập kế hoạch)
- Đưa ra chiến lược tổng thể cho toàn bộ chiến dịch
- Đưa ra kế hoạch triển khai
Bước 3: Excutive (Triển khai)
- Sáng tạo content
- Testing quảng cáo
- Setup chiến dịch
- Tăng ngân sách, scale
- ….
Bước 4: Optimizing (Tối ưu)
- Tracking analytics (theo dõi phân tích chỉ số)
- Đọc báo cáo & tối ưu
Bước 5: khi có các dữ liệu của chiến dịch, chúng ta lại quay về bước 1 để tối ưu hoàn thiện hơn quy trình
Khi áp dụng quy trình này chúng ta có thể thấy được việc làm quảng cáo nó sẽ logic hơn. Khi một bài quảng cáo, một chiến dịch hiệu quả hoặc không hiệu quả chúng ta sẽ biết được nguyên nhân chính xác nó do đâu đề tối ưu lại quy trình.
Dưới đây là việc phân tích chi tiết hơn từng khâu của quy trình
Phân tích quy trình
Giai đoạn Research trong quảng cáo
Vì sao phải research?
Bởi vì mục đích của quảng cáo là để bán được hàng, đạt được mục tiêu kinh doanh. Research giúp chúng ta làm quảng cáo một cách có căn cứ logic hơn. Làm research hiệu quả sẽ giúp chúng ta biết được mình sẽ cần phải target vào đâu, làm nội dung sao cho tốt,… biết được lý do chúng ta làm mọi việc chứ không chỉ đi theo sự cảm tính.
Nếu không biết rõ khách hàng của mình là ai, dịch vụ mình đang cung cấp, thị trường ra sao thì rất khó để có thể đạt được hiệu quả.
Áp dụng research để làm gì?
- Đưa ra một chiến lược tiếp cận đúng đắn
- Lên plan quảng cáo hiệu quả
- Sản xuất content chất lượng
- Nhắm mục tiêu chi tiết (target)
- Tối ưu quảng cáo, tối ưu sales
Nói chung là bất cứ hoạt động nào của quảng cáo đều bắt nguồn từ việc research.
Cần research những yếu tố nào?
Customer Research (nghiên cứu khách hàng)
- Cần phải hiểu insight của khách hàng (vấn đề, nỗi đau khách hàng)
- Phác họa được chân dung khác hàng (khách hàng chủ lực, khách hàng thứ cấp, khách hàng tiềm năng)
- Nhân khẩu học hành vi của khách hàng (nhân khẩu học, hành vi, sở thích, địa lý, tâm lý, nỗi lo lắng, lỗi đau,…)
- Customer journey (hành trình mua hàng và những điểm chạm)
- Hành vi mua hàng (mua hàng qua đâu,…)
Market Research (nghiên cứu thị trường)
- Market size (quy mô thị trường)
- Market Sophistication (độ tinh vi của thị trường)
- Market trend (xu hướng thị trường)
- Market share (thị phần)
- Độ cạnh tranh
Product Research (nghiên cứu sản phẩm)
Nghiên cứu sản phẩm của mình
- USP (điểm độc nhất)
- Lợi thế cạnh tranh của sản phẩm
- Điểm yếu của sản phẩm
- Lý do khiến khách hàng mua hàng
- Lý do khiến khách hàng tin tưởng
Nghiên cứu sản phẩm của đối thủ
- Sản phẩm của đối thủ đang làm tốt điểm gì?
- Đối thủ đang làm chưa tốt điểm gì?
- Đối thủ đang bán giá bao nhiêu?
- Đối thủ đang chạy những mẫu quảng cáo nào?
- Đối thủ đang đánh vào những insight nào của khách hàng?
- Có những mẫu quảng cáo nào của đối thủ đang và đã win?
- Spy ADS đối thủ
Tóm lại research:
Tất cả mọi hành động của quảng cáo đều phải bắt nguồn từ lý do, hạn chế làm theo cảm tính. Việc research giúp chúng ta tìm được những lý do đó.
Những doanh nghiệp lớn sẵn sàng chi ra hàng tỷ đồng cho hoạt động research và có riêng phòng ban dành cho nó.
Research rất rộng, để hiểu hết được thị trường, khách hàng, sản phẩm thì là điều không hề dễ dàng chút nào và đòi hỏi chuyên môn về marketing rất sâu.
Tuy nhiên, trên vai trò là nhà quảng cáo thì chúng ta không cần research một cách quá sâu như vậy nhưng chúng ta cũng cần phải có kỹ năng research một cách căn bản để có thể nhìn thấy được bức tranh tổng quan của quy trình triển khai.
Giai đoạn Planning trong quảng cáo
Chiến lược tiếp cận tổng thể
Có 2 chiến lược tiếp cận chính mà chúng ta hay gặp:
- Chiến lược 1: Chạy quảng cáo bán hàng trực tiếp, thường là chạy 1 mục tiêu chiến dịch, nội dung content đề cập đến việc bán hàng ngay.
- Chiến lược 2: Quảng cáo theo hành trình biết – hiểu – tin – mua, chạy nhiều mục tiêu chiến dịch, có chiến dịch remarketing lại,…
Làm sao để xác định được chiến lược phù hợp và tối ưu nhất
– Dựa vào sản phẩm: Dựa vào ma trận FCB dưới đây, chúng ta có thể dễ dàng xác định được chiến lược phù hợp.
Hãy xem xem sản phẩm của bạn đang thuộc ô số mấy để có thể lựa chọn 1 chiến lược cho phù hợp.
– Dựa vào Customer journey (hành trình của khách hàng)
Trả lời câu hỏi khách hàng của bạn sẽ thực hiện những hành động gì trước khi mua hàng?
Họ có đi theo quy trình: nhận biết –> cân nhắc –> chuyển đổi hay không?
Nếu có thì chúng ta có thể cân nhắc làm phễu marketing bằng quảng cáo, nếu khách hàng chỉ mua hàng bằng cảm xúc thì ta có thể áp dụng chiến lược bán hàng trực tiếp.
– Dựa vào định hướng phát triển của doanh nghiệp
- Doanh nghiệp đi theo hướng xây giá trị thương hiệu về dài hạn.
- Tăng sales, thúc đẩy doanh số trong ngắn hạn
Tùy mục tiêu của doanh nghiệp chúng ta sẽ lựa chọn chiến lược tiếp cận phù hợp.
Tổng kết lại: Hãy research kỹ càng và đưa ra cho mình chiến lược tối ưu, không nên quá thụ động ở 1 chiến lược nào cả.
Lên plan kế hoạch triển khai
Khi đã research xong và lựa chọn được chiến lược tiếp cận tổng thể thì chúng ta sẽ cần lên một kế hoạch triển khai chi tiết.
Kế hoạch triển khai sẽ bao gồm những nội dung sau:
– Thông tin về thương hiệu, sản phẩm/dịch vụ
– Tệp đối tượng nhắm mục tiêu (target Audience)
– Xác định được mục tiêu kinh doanh – KPI cụ thể
đặt KPI dựa trên nguyên tắc SMART
- Specific (cụ thể)
- Measurable (đo lường được)
- Achievable (khả thi)
- Relevant (phù hợp)
- Time-bound (giới hạn thời gian)
– Liệt kê những nguyên liệu cần thiết (Content, Page, TKQC, Bài viết,…)
– Kế hoạch quảng cáo & A/B testing
- Chạy bao nhiêu chiến dịch
- Ngân sách cho mỗi chiến dịch là bao nhiêu
- Trong thời gian bao lâu
- Mục tiêu & KPI cụ thể cho mỗi chiến dịch
- Đối tượng mục tiêu cho mỗi chiến dịch
- Nội dung quảng cáo cho mỗi chiến dịch
– Kế hoạch sản xuất nội dung
- Sản xuất bao nhiêu bài quảng cáo
- Xác định nối đau, vấn đề mà chúng ta sẽ giải quyết trong content đó
- Mỗi bài quảng cáo đó cần đánh vào insight nào?
- Định dạng quảng cáo phù hợp cho mỗi bài content
- Khai thác những bài quảng cáo đó ở những góc nhìn, khía cạnh nào
– Đưa ra kết quả kỳ vọng cho toàn bộ chiến dịch
Giai đoạn triển khai trong quảng cáo
Triển khai quảng cáo là việc chúng ta đưa những ý tưởng, những gì thiết lập trong plan kế hoạch ra ngoài thực tế để thực thi.
Triển khai làm content
Hướng dẫn chi tiết làm content: Tại đây
Triển khai setup chiến dịch
Hướng dẫn chi tiết lên chiến dịch cơ bản: Tại đây
Testing A/B
Hướng dẫn testing A/B: Tại đây
Scale chiến dịch
Cách scale chiến dịch hiệu quả: Tại đây
Giai đoạn tối ưu trong quảng cáo
Hai kỹ năng chúng ta cần nắm rõ trong giai đoạn này đó là: theo dõi phân tích chỉ số và đọc báo cáo tối ưu
Dưới đây là một số chỉ số chúng ta cần biết để đọc báo cáo hiệu quả:
– Chỉ số dễ nhìn thấy: Lượt hiển thị, số người tiếp cận, tần suất, số tiền chi tiêu, kết quả, chi phí trên mỗi kết quả,…
– Các chỉ số quan trọng:
- CPA (Cost per Action): Chi phí trên mỗi hành động (mess, lead, …)
- CTR (Click through rate): Tỉ lệ click vào liên kết
- CPM (cost per 1000 impression): Chi phí trên mỗi 1000 lượt hiển thị
- CPC (cost per click): Chi phí trên mỗi lượt click vào liên kết
- Frequency: tần suất
- CR: Tỉ lệ chuyển đổi
- ROI (Return on Investment): tỷ lệ lợi nhuận ròng trên tổng chi phí đầu tư ban đầu = Net profit/ AD spend * 100%
- ROAS (Return On Ad Spend): Tỉ lệ doanh thu trên chi phí quảng cáo = Revenue / AD spend
– Các chỉ số đánh giá mức độ phù hợp của quảng cáo:
- Xếp hạng chất lượng: Chất lượng được cảm nhận của quảng cáo so với những quảng cáo đang cạnh tranh để thu hút cùng 1 đối tượng
- Xếp hạng tỉ lệ tương tác: Tỷ lệ tương tác dự kiến cảu quảng cáo so với những quảng cáo đang cạnh tranh để thu hút cùng 1 đối tượng
- Xếp hạng tỉ lệ chuyển đổi: Tỷ lệ chuyển đổi dự kiến của quảng cáo so với những quảng cáo có cùng mục tiêu tối ưu hóa đang cạnh tranh để thu hút cùng 1 đối tượng
Dựa vào những chỉ số đó chúng ta sẽ làm sao để phân tích nguyên nhân bài quảng cáo hiệu quả hoặc không hiệu quả để scale ngân sách hoặc dừng chiến dịch.
Xem thêm về Tối ưu quảng cáo: Tại đây
Lưu ý: Khi check báo cáo hãy ra quyết định theo 3-7 ngày chứ không ra quyết định theo ngày.
Trên đây là tất cả những nội dung chia sẻ về quy trình chuẩn để làm quảng cáo Facebook một cách hiệu quả. Hy vọng nó sẽ hữu ích với các bạn!
P/S: Nếu bạn gặp khó khăn cần hỗ trợ về chạy quảng cáo thì bạn có thể liên hệ với mình qua Hotline/Zalo 0379414107, hoặc qua Facebook Profile để được tư vấn thêm nhé!
Để lại một bình luận